Skip to content Skip to navigation

     

    

Chức năng mới *

Tư vấn online TTCK phái sinh trading liên tục trong phiên.

Click để tham gia ngay

  

   

   

MUA - GIÁ MỤC TIÊU: 25,450 VND/cp

Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VPB và điều chỉnh tăng mức giá mục tiêu lên mức 25,540 VND/cp dựa trên những luận điểm dưới đây.

Luận điểm đầu tư
Độ dày vốn lớn nhất toàn ngành nhờ kế hoạch tăng vốn diễn ra thuận lợi. Chúng tôi cho rằng với những nỗ lực đáng ghi nhận của VPB trong việc gia tăng độ dày vốn cấp 1, hệ số an toàn vốn (CAR) của VPB sẽ được nâng lên đáng kể, từ đó tạo lợi thế cho ngân hàng trong việc ưu tiên giành hạn mức tăng trưởng tín dụng (TTTD) cao từ NHNN. Đặc biệt, trong bối cảnh dự trữ ngoại hối của NHNN đang ở mức thấp, việc bổ sung nguồn vốn ngoại tệ cho nền kinh tế cũng sẽ là một điểm cộng cho VPB. Chúng tôi dự phóng mức CAR của VPB sẽ đạt 15.6% vào cuối năm 2023, cao nhất toàn ngành.


NIM cải thiện trong năm 2023 nhờ biên lợi nhuận tăng trong nửa cuối năm. Tác động kép từ lãi suất huy động gia tăng cùng với hoạt động cho vay tiêu dùng suy giảm trong năm 2021 và 2022 khiến NIM của VPB bị suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, đây vẫn là mức NIM cao nhất thị trường tính đến cuối năm 2022. NIM của ngân hàng mẹ có sự tăng trưởng mạnh nhờ các mảng cho vay chủ lực. Cụ thể, NIM 2022 của ngân hàng mẹ đạt 5.5%, tăng 20 bps so với năm 2021 và là mức NIM cao thứ 2 toàn ngành, sau MBB.
Hiệu quả hoạt động tiếp tục nằm trong nhóm cao nhất ngành ngân hàng.
Điểm nhấn lớn nhất trong bức tranh KQKD của VPB trong năm 3 năm gần đây đến từ sự cải thiện rất đáng kể của tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR). CIR hợp nhất của VPB giảm từ mức 34.2% trong năm 2019 xuống còn 24.4% trong 2022, mức giảm lớn nhất trong các NHTM. Điều này đạt được nhờ các hoạt động chuyển đổi số được đầu tư mạnh mẽ giúp chi phí hoạt động giảm trong khi vẫn duy trì đà tăng trưởng của TOI.

Rủi ro đầu tư
Chất lượng tài sản được dự báo sẽ suy giảm làm tăng áp lực trích lập dự phòng. Tỷ lệ NPL nội bảng tiếp tục gia tăng gây áp lực lên việc trích lập dự phòng và do đó sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng LNTT của ngân hàng trong năm 2023. NPL hợp nhất nội bảng năm 2022 đạt 5.7%, tăng +120 bps so với năm 2021. Tỷ lệ nợ nhóm 2 cũng tăng từ mức 4.6% năm 2021 lên 5.4% năm 2022. Chúng tôi dự báo mức NPL sẽ được điều chỉnh giảm về mức 5.1% trong năm 2023 khi mà hoạt động xử lý nợ được đẩy mạnh trong nửa đầu năm 2023.


Thanh khoản của VPB đang tương đối căng thẳng khiến lãi suất huy động gia tăng mạnh. VPB là một trong những ngân hàng có tỷ lệ LDR tương đối cao so với trung bình ngành, khiến cho áp lực gia tăng huy động lớn trong bối cảnh lãi suất cao. Điều này làm gia tăng chi phí huy động của VPB và giảm NIM trong năm 2023 nhiều hơn dự phóng của chúng tôi.

Nguồn MBS