Skip to content Skip to navigation

     

    

Chức năng mới *

Tư vấn online TTCK phái sinh trading liên tục trong phiên.

Click để tham gia ngay

  

   

   

Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi nhưng còn nhiều thách thức


Nhu cầu trong mùa du lịch là những nguyên nhân chính làm chỉ số CPI tháng 7 tăng 0.45% so với tháng trước và 1.1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỷ giá USD trong nước đi ngang trong khi đồng USD giảm giá so với các đồng tiền khác trong khu vực mặc dù Fed đưa ra quyết định tăng lãi suất trong tháng.
Tháng 7, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 0.8% so với tháng trước, đóng góp bởi dầu thô và cao su lần lượt tăng 127% và 38% so với tháng trước.

Giá năng lượng giảm làm giảm áp lực lên lạm phát

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0.45% so với tháng trước và tăng 1.1% và so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 2.1% của tháng 7/2022. Bình quân 7 tháng năm 2023, CPI tăng 3.12% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4.65%.


So với các tháng trước, CPI tháng 7 tăng chủ yếu do giá thực phẩm và giá điện tăng. Trong đó, giá thịt lợn tăng 2.7% so với tháng trước đã kéo giá thực phẩm tăng 0.79% so với tháng trước; trong khi đó giá điện nước cũng tăng lần lượt 3.87% và 0.47% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI đã thể hiện xu hướng giảm, chủ yếu nhờ giá xăng dầu trong nước giảm mạnh cùng với mức giảm 2% ytd của giá dầu brent.

Chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ tăng nhẹ trong những tháng tới và trung bình cả năm 2023 sẽ ở mức 3.4% dựa trên các yếu tố sau. Đầu tiên, trong 7 tháng đầu năm chi phí giáo dục và vật liệu xây dựng đã tăng đáng kể lần lượt là 7.6% và 6.6% so với cùng kỳ. Giá thép có khả năng chạm đáy do sản lượng tồn kho toàn cầu bị thu hẹp do việc đóng cửa theo kế hoạch đã thông báo của các nhà sản xuất thép lớn. Thứ hai, giá dầu cho đến nay đã tăng 15% so với mức đáy vào tháng 6 và dự kiến sẽ duy trì ở mức trên 80 USD /thùng vào cuối năm do tồn kho thấp hiện nay.

Sản xuất công nghiệp tháng 7 khởi sắc hơn tháng trước
Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng tăng 3.9% so với tháng trước (+3.7% svck). Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 7 đã tăng lên 48.7, tăng so với mức 46.2 điểm của tháng 6 nhưng vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm tháng thứ năm liên tiếp. Báo cáo của S&P Global PMI cho biết, môi trường kinh doanh suy giảm dẫn đến hàng tồn kho sản phẩm chưa bán và hàng hóa đầu vào chưa sử dụng đã tăng trong tháng 7. Trong khi đó, giá bán tiếp tục giảm và thời gian giao hàng của nhà cung cấp được rút ngắn. Tính chung 7 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính giảm 0.7% so với cù ng kỳ năm trướ c. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm nhiều nhất với mức giảm 1% (cùng kỳ năm 2022 tăng 9.5%).

Nguồn MBS

Tài liệu đính kèm: