Skip to content Skip to navigation

     

    

Chức năng mới *

Tư vấn online TTCK phái sinh trading liên tục trong phiên.

Click để tham gia ngay

  

   

   

Cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ mới được thông qua hỗ trợ triển vọng dài hạn ngành điện
Ngày 26/03/2023, Phó Thủ tướng ký ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Theo cơ chế mới, chu kỳ điều chỉnh giá là 3 tháng và EVN có thẩm quyền điều chỉnh nếu mức giá tính toán tăng dưới 5% tùy thuộc vào chi phí khâu phát điện.
Trong ngắn hạn, cơ chế mới giúp cải thiện dòng tiền thanh toán của EVN. Về dài hạn, đây là sự chuẩn bị khi các nguồn điện giá cao đi vào vận hành (LNG, NLTT)

Cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ mới phản ánh sát sao các biến động chi phí đầu vào
Ngày 26/03/2023, Phó Thủ tướng ký ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Khác với cơ cũ, cơ chế giá bán lẻ mới đảm bảo triển vọng kinh doanh của EVN với nhiều điểm cải thiện:
Chu kỳ điều chỉnh giá tối thiểu giảm xuống 3 tháng; đảm bảo phản ánh những biến động chi phí trong ngắn hạn.
Chi phí điều hành giao dịch thị trường và chi phí điều hành – quản lý ngành được đưa vào chi phí sản xuất, phản ánh đầy đủ các chi phí phát sinh.
EVN có trách nhiệm giảm giá điện tương ứng nếu mức giá tính toán giảm từ 1% trở lên so với giá bán lẻ bình quân hiện hành. Ngược lại, tập đoàn có thẩm quyền điều chỉnh tăng giá điện nếu mức giá tính toán tăng 3%-5%. Ở mức tăng 5%- 10%, EVN được phép điều chỉnh sau khi báo cáo Bộ Công Thương chấp thuận. Ở mức >10%, hoặc mức ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, cần thông qua ý kiến các Bộ ban ngành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cơ chế mới là dấu hiệu cho các đợt tăng giá điện sau khi văn bản có hiệu lực từ 15/05/2024, chúng tôi cho rằng trong năm nay, giá điện bán lẻ có thể sẽ tăng trong khoảng 5-10%. Chúng tôi cho rằng cơ chế này sẽ giảm thiểu đáng kể những áp lực biến động đầu vào, một hạn chế lớn của cơ chế cũ, phản ánh rõ nét trong giai đoạn 2021-23. Theo đó, tình hình tài chính của EVN sẽ không chỉ cải thiện trong ngắn hạn, mà đồng thời được đảm bảo hơn trong dài hạn.


Cơ chế mới ảnh hưởng tích cực lên chuỗi giá trị ngành điện, đặc biệt khi EVN đóng vai trò là nhà mua-bán điện chính
Trong 2024, cơ chế mới sẽ tạo dư địa để EVN tăng giá bán lẻ, phần nào giải quyết được bài toán dòng tiền thanh toán cho các nhà máy, đặc biệt nhóm nhiệt điện như POW, PGV, NT2, QTP ghi nhận khoản phải thu tiền điện tăng mạnh cùng tỉ trọng khoản phải thu/tổng tài sản cao. Mặt khác, nhóm xây lắp điện như PC1, TV2 cũng sẽ được hưởng lợi, đến từ nhu cầu đầu tư hạ tầng điện dự kiến tăng 12% svck trong 2024. Việc tài chính cải thiện giúp EVN đảm bảo hoạt động đầu tư không bị gián đoạn. Với giả định giá bán lẻ điện tăng 5%-10% trong 2024, dự kiến giá bán lẻ sẽ cao hơn giá đầu vào trung bình (tại Q3/23) từ 0.4%-5%, bổ sung 43,000-73,000 tỷ đồng doanh thu cho EVN.


Nhìn về dài hạn, cơ chế giá bán lẻ mới là một sự chuẩn bị cần thiết. Theo QHĐ8, tỉ trọng các nguồn điện giá cao bao gồm điện khí LNG tăng từ 9% lên 24%, điện gió tăng 6% lên 18% đặc biệt có sự xuất hiện của điện gió ngoài khơi trong 2023-30. Điều này dự kiến sẽ đẩy chi phí huy động bình quân các nhà máy của EVN lên nhanh chóng khi tỉ trọng các nguồn điện truyền thống giá thấp dự kiến sẽ giảm dần. Với cơ chế mới, chúng tôi hy vọng dư địa huy động các nguồn điện giá cao sẽ tăng lên và phần nào giúp đẩy nhanh tiến độ đàm phán PPA các dự án điện khí, cũng như triển khai các chính sách NLTT khi cơ chế này giúp chuyển một phần rủi ro chi phí tăng sang giá bán lẻ. Theo đó, nhóm doanh nghiệp điện có dự án điện khí LNG như POW, PGV hay những doanh nghiệp NLTT hàng đầu REE, GEX, HDG, BCG sẽ có thể đưởng hưởng lợi.


Nguồn: MBS

Tài liệu đính kèm: